Các sai lầm thường gặp trong SEO là điều phổ biến, ngay cả đối với những người làm SEO có kinh nghiệm. Điều này thật sự đáng tiếc. Vì chỉ một điều chỉnh nhỏ các lỗi này, cũng giúp website thay đổi kết quả rất lớn
Trong quá trình thực hiện SEO và hướng dẫn các bạn làm SEO, tôi đã nhận thấy nhiều lỗi mà chúng ta thường xuyên mắc phải.
Những lỗi cơ bản thường được bỏ qua. Đôi khi là nguyên nhân chính khiến cho việc tối ưu hóa từ khóa trở nên tốn nhiều thời gian mà không đạt được hiệu quả cao.
Trong bài viết này, tôi đã thu thập những sai lầm phổ biến trong quá trình thực hiện SEO. Đưa ra những phương pháp giải quyết cụ thể, giúp bạn tránh những sai lầm này khi thực hiện SEO và nhanh chóng đưa từ khóa của mình lên TOP.
Đây là một sai lầm thường gặp trong SEO mà người mới thường mắc phải. Việc không nghiên cứu từ khóa sẽ dẫn đến việc không xây dựng được danh sách từ khóa hiệu quả và thiếu chiến lược rõ ràng cho từng từ khóa.
Thực hiện SEO mà không nghiên cứu từ khóa giống như tìm kiếm kho báu mà không có bản đồ. Bạn sẽ chọn từ khóa dựa trên cảm nhận cá nhân. Không biết khách hàng thực sự đang tìm kiếm sản phẩm của bạn theo từ khóa nào.
Việc này thường dẫn đến việc tối ưu hóa sai từ khóa hoặc bỏ sót từ khóa. Làm mất thời gian mà không mang lại kết quả.
Nghiên cứu từ khóa là bước quan trọng nhất, giúp bạn hiểu về thị trường. Từ đó lên kế hoạch và xây dựng chiến lược cụ thể. Điều này giúp khách hàng thấy sản phẩm của bạn nhanh chóng.
Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa như Keywordtool.io, Google Keyword Planner, Google Trend, Google Search Box, Ahrefs, và nhiều công cụ khác.
Sử dụng thành thạo các công cụ này sẽ giúp bạn có hướng đi rõ ràng. Sau đó dễ dàng xây dựng quy trình SEO chi tiết cho trang web của mình.
Sau khi nghiên cứu từ khoá, bạn sẽ phân bổ các từ khoá của mình theo các nhóm:
Tập trung vào tối ưu hóa từ khóa phụ trước. Vì từ khóa vụ rất dễ lên hạng. Sau đó là đến từ khóa chính. Vì khi đã có thứ hạng từ khóa phụ, thì từ khóa khó cũng được kéo theo dễ dàng hơn.
Hãy kết hợp sử dụng phương pháp 5W + 1H (Where, What, When, Why, Who, How).
Kết hợp với từ khóa chính, bạn có thể tạo ra từ khóa ngách giúp giảm độ cạnh tranh và dễ dàng lên TOP.
Bằng cách này, bạn có thể tập trung vào từ khóa mang lại giá trị và hỗ trợ khách hàng của bạn một cách tốt nhất.
Áp dụng công thức để tạo ra từ khoá ngách như sau:
Từ khoá ngách = Từ khoá chính + 5W, 1H
Ví dụ:
Nếu từ khoá chính bạn muốn SEO là “sân cầu lông”, thêm yếu tố where như quận Gò Vấp, từ khoá sẽ trở thành “sân cầu lông Gò Vấp”.
Hãy cùng xem liệu 2 từ khoá này có độ cạnh tranh khác nhau như thế nào!
Một cách đơn giản là vào Google và gõ từ khoá: Allintitle: “Từ khoá”.
Kết quả trả về càng lớn, đối thủ cạnh tranh càng nhiều. Làm SEO với từ khoá này trực tiếp sẽ rất khó lên TOP. Ngược lại, nếu kết quả nhỏ, bạn có thể tự tin lọt vào TOP 10.
Đối với sản phẩm dịch vụ tập trung ở các tỉnh, hãy sử dụng địa danh trong từ khoá ngách của bạn. Không chỉ là tỉnh mà còn có thể là quận, huyện, xã, đường…
Sử dụng công thức “Từ khoá chính + Where” sẽ giúp đảm bảo hiệu quả cao và độ cạnh tranh thấp. Giúp bạn dễ dàng lên top với từ khoá này.
Các từ khoá ngách địa phương cũng mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Vì khách hàng thường ưu tiên sản phẩm ở nơi gần nhất khi tìm kiếm.
Hãy tập trung vào từng phương pháp như Where, What, When, Why… để tối ưu hóa từ khoá ngách. Đồng thời cung cấp thông tin giá trị và khuyến nghị hữu ích cho khách hàng.
Bổ sung từ khoá ngách với công thức này sẽ giúp bạn có nhiều ý tưởng mới và mở rộng danh sách từ khoá.
Dành thời gian tìm hiểu và phân tích, bạn hoàn toàn có thể tìm ra những từ khoá ngách chất lượng. Từ đó đưa website của mình lên TOP tìm kiếm dễ dàng
Sai lầm thường gặp trong SEO phổ biến thứ 2 mà nhiều người thường gặp khi triển khai chiến lược SEO là không tối ưu hóa đúng cách cho tiêu đề (Title).
Trong hành trình làm SEO, việc này có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả của bạn.
Hãy cùng thu thập thêm kinh nghiệm quý báu, giúp bạn nắm vững cách tối ưu hóa Title, từ đó tăng cường khả năng lên top cho trang web của bạn!
Title được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tối ưu hóa SEO Onpage.
Tại sao lại quan trọng?
Meta Title đặt ở vị trí đặc biệt, xuất hiện trên thanh tiêu đề và mô tả khi bạn tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ trên Google.
Meta Title không chỉ giúp người đọc hiểu nội dung chính của trang web mà còn cung cấp gợi ý cho công cụ tìm kiếm biết tên của trang web.
Một bài viết với tiêu đề được tối ưu hóa sẽ giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin mà họ đang cần. Làm cho quá trình giải quyết vấn đề của họ trở nên nhanh chóng hơn.
Với meta title không được tối ưu, bạn có thể gặp một số vấn đề như:
Với những bài viết có tiêu đề được tối ưu, chiến lược SEO của bạn sẽ trở nên hiệu quả hơn. Giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng cơ hội khớp từ khóa.
Để bạn có cái nhìn chi tiết hơn, tôi sẽ phân tích các tiêu chí tối ưu title trên ví dụ về sản phẩm sau.
Ví dụ từ khóa bạn muốn SEO: “Dạy Cầu Lông”
Các Tiêu Chí Tối Ưu Tiêu Đề:
Độ dài tiêu đề phải <70 ký tự, không nên quá ngắn, bạn có thể duy trì từ khoảng 55 – 70 ký tự.
Ví dụ, tiêu đề trang hiện tại là: “Dạy Cầu Lông Ở Đâu?”
Độ dài là 19 ký tự, bạn có thể thêm các từ như: giá rẻ, uy tín, chất lượng… để tối ưu hóa về độ dài.
Sửa thành: “Dạy Cầu Lông ở Đâu Giá Rẻ, Uy Tín Nhất tại Hà Nội và TP.HCM”
Tiêu đề sau khi sửa sẽ tốt hơn về độ dài và cụ thể hơn về nội dung.
Bằng cách thêm tính từ vào phía sau, tiêu đề của bạn sẽ trở nên phong phú hơn. Khách hàng có nhiều cách tiếp cận sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Thay vì chỉ hiển thị với những người tìm kiếm “Dạy Cầu Lông ở Đâu?”, nó cũng sẽ hiển thị với những người tìm kiếm:
Nếu bạn có nhiều trang web, cần có tiêu đề khác nhau cho mỗi trang, đảm bảo tính duy nhất.
Với 4 phương pháp đơn giản trên, bạn có thể tự tin khắc phục lỗi Title trên trang web của mình.
Đây là một bước cơ bản nhưng vô cùng quan trọng trong SEO. Hãy làm các bước cơ bản thật chuẩn thì website của bạn sẽ có bài viết nhanh chóng đạt được vị trí cao.
Kiến thức cơ bản đầu tiên mà chúng ta cần phân biệt: Website và trang web.
Website bao gồm nhiều trang web con được liên kết với nhau trên cùng một tên miền.
Mục đích chính của chúng ta là SEO cả website. Để làm được điều đó, cần phải tập trung SEO nhiều trang web con trong website. Mỗi trang đại diện cho việc SEO cho một từ khoá cụ thể. Có nghĩa là website của chúng ta cần SEO thật nhiều từ khóa khác nhau
Trang chủ là trang con đặc biệt, xuất hiện đầu tiên trong website, và URL chính là tên miền.
Trang chủ là trang quan trọng nhất, có sức mạnh lớn nhất và là nơi để chúng ta SEO từ khoá khó nhất. Hãy chọn một từ khoá khó nhất trong danh sách từ khoá đã chọn và tối ưu hóa nó trên trang chủ để đạt được hiệu suất tốt nhất.
Khi SEO trang chủ, áp dụng tiêu chí SEO đã được chia sẻ, xem nó như một trang con và bắt đầu tối ưu hóa các yếu tố như tiêu đề, heading…
Mỗi danh mục đều là một trang con và có một URL riêng. Cấu trúc như sau:
Số lượng URL sẽ phản ánh số lượng danh mục trên website. Với 100 danh mục, bạn cần SEO cho 100 URL tương ứng.
SEO cho trang danh mục là một phần quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến SEO của URL. Việc tối ưu hóa danh mục chỉ đứng sau việc tối ưu hóa URL.
Để thực hiện SEO cho danh mục, xem ví dụ cụ thể về danh mục sản phẩm như rèm cửa dưới đây:
Trong ví dụ của danh mục “rèm tự động,” sản phẩm được liệt kê chỉ bao gồm tên và mã sản phẩm. Không có cái nào nói về “rèm tự động”
Để cải thiện, bạn có thể thêm các đoạn văn ngắn dưới mỗi sản phẩm để giới thiệu sản phẩm. Đoạn văn này không chỉ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về từng sản phẩm trong danh mục mà còn hỗ trợ SEO để đưa từ khoá “rèm tự động” lên cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
Trong đoạn văn đó, bạn nên bổ sung các yếu tố SEO Onpage đơn giản.
Quan trọng nhất là cần thay đổi tư duy khi SEO trang chủ, trang danh mục, và xem chúng như là các bài viết/trang con.
Điều này đồng nghĩa với việc áp dụng đầy đủ các tiêu chí của một bài viết chuẩn SEO:
Tóm lại, cần tối ưu toàn bộ 5 loại trang con này, mỗi trang tối ưu với một từ khoá liên quan. Với số lượng bài viết đa dạng và bộ từ khoá được nghiên cứu kỹ lưỡng, việc SEO chi tiết đảm bảo không bỏ qua trang nào sẽ giúp website của bạn có thứ hạng tốt.
Lỗi liên quan đến Heading là một trong những khía cạnh mà hầu hết các trang web đều gặp.
Hãy cùng nhau phân tích và khắc phục những vấn đề này!
Heading đại diện cho những tiêu đề lớn trong một đoạn văn.
Trang web thường có 6 loại Heading từ H1 đến H6, trong đó H1 có tầm quan trọng cao nhất, còn H6 ít quan trọng nhất.
Mỗi trang web (trang chủ, danh mục, sản phẩm, bài viết) cần phải có ít nhất một H1 chứa từ khoá cần SEO.
Ngoài ra, cần có ít nhất 3 H2 trở lên, mỗi cái chứa từ khoá và từ khoá mở rộng.
Tương tự, cần ít nhất 3 H3 trở lên, mỗi cái cũng chứa từ khoá và từ khoá mở rộng.
Các Heading từ H4 đến H6 có thể có hoặc không, nhưng nếu có, nên chứa từ khoá.
Để kiểm tra Heading trên trang web của bạn, bạn có thể sử dụng tiện ích Web Developer. Tôi đã có hướng dẫn cài đặt Web Developer, hãy làm theo để thực hành.
Khi sử dụng, chọn tính năng kiểm tra Heading để hiển thị các đề mục. Từ đó, bạn có thể theo dõi và kiểm tra xem trang web của mình đã tuân theo chuẩn SEO hay chưa.
Ví dụ:
Khi đánh giá một trang web về quà tặng doanh nghiệp với từ khoá chính là “Quà tặng doanh nghiệp”, bạn có thể tạo các Heading như sau:
H1: Quà tặng doanh nghiệp
H2: Sản xuất quà tặng doanh nghiệp
H2: Quà tặng doanh nghiệp tại Hà Nội
H3: Bảng giá quà tặng doanh nghiệp
H3: Dịch vụ quà tặng doanh nghiệp
H3: Quà tặng doanh nghiệp giá rẻ
Bằng cách này, bạn đã thêm một số gợi ý nội dung Heading để tối ưu hóa trang chủ của mình. Hãy cẩn thận khi phân bổ nội dung vào bài viết để đảm bảo tính hợp lý nhất!
Các lỗi phổ biến mà bạn thường gặp bao gồm:
Khắc phục việc Trang chủ thiếu Heading sẽ cải thiện hiệu suất SEO của trang web đáng kể.
Bước 1: H1
Tiêu đề bài viết (Chứa từ khoá chính cần SEO)
Bước 2: Đoạn Mô tả (Đoạn Sapo)
Đoạn văn ngắn giới thiệu tóm tắt nội dung chính của bài viết (Từ 7 đến 10 dòng)
Bước 3: Đoạn Văn Lớn Đầu Tiên
H2: Tiêu đề của đoạn văn lớn, bao gồm từ khoá mở rộng của H1
Nội dung xoay quanh giải thích, làm rõ, nêu nguyên nhân, giải pháp, v.v., liên quan đến vấn đề được thảo luận.
Trong nội dung của H2, thêm một hình ảnh liên quan.
H3: Nội dung giải thích cho hình ảnh trong H2 (Phải chứa từ khoá)
Bước 4: Đoạn Văn Lớn Thứ 2, 3, 4…
Nội dung của các đoạn văn lớn này giống với nội dung của đoạn văn đầu tiên, cũng có H2 và H3.
Trong nội dung của các đoạn văn lớn, bạn cũng có thể chia nhỏ để giải thích, làm rõ vấn đề. Khi chia nhỏ như vậy, hãy phân bổ theo thứ tự từ lớn tới bé (từ H3 đến H6).
Một bài viết SEO chuẩn được xây dựng từ nhiều đoạn văn SEO. Nên nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung, khéo léo phân bổ Heading, và đưa từ khóa chính và mở rộng vào các heading để tối ưu SEO trong từng đoạn văn.
_____
Đối với SEO, bạn hãy thực hành thật nhiều để nâng cao từng kỹ năng mà tôi đã đề cập. Bạn sẽ thấy rằng xây dựng các bài viết lên top thật dễ dàng. Thu nhập của bạn sẽ là thu nhập thụ động đằng sau mỗi bài viết
Đừng quên trong quá trình thực hành, tôi sẽ luôn hỗ trợ bạn
Facebook cá nhân của tôi: Phạm Nguyễn Trung
Chúc bạn thành công!